Google Search 2024: từ A tới Z

  • Home
  • /
  • Blog
  • /
  • Google Search 2024: từ A tới Z

Cập nhật mới nhất: 22/01/2024


Tóm tắt bài viết:

Đây là hướng dẫn quảng cáo Google Search 2024 từ A tới Z. Ngoài hướng dẫn cách sử dụng như bao nơi khác, bạn sẽ thấy khá dài - bởi có phần Giải thích kỹ từng phần. Mục đích là để bạn làm chủ Google Search: quảng cáo Trả phí để đạt hiệu quả tốt nhất.

Bài viết này dành cho ai:

  1. Người mới tự học quảng cáo
  2. Đã chạy nhưng ít chạy quảng cáo, "ngày xưa" chạy trên giao diện cũ.
  3. Người chạy quảng cáo chưa có kinh nghiệm - cóp nhặt mỗi nơi 1 chút chắp vá, không có hệ thống bài bản nền tảng chắc.

Chia sẻ, hướng dẫn dựa trên:

  • 100% dùng quảng cáo Google Ads: ngày nào cũng chạy và theo dõi, tối ưu Google Ads - duy nhất và tập trung.
  • 8+ năm kinh nghiệm (đúng hơn là Trải nghiệm) quảng cáo Google Ads: cho chính mình, cho người thân, quảng cáo dịch vụ cho người khác.

Không mất thời gian của bạn, không phù hợp với bạn nếu bạn đang cần:

  • Típ Chích gì đó để né tránh google, chơi xấu đối thủ, "hiệu quả ngay" - hoàn toàn không có tại đây và bất cứ chia sẻ nào của Dương.
  • Mặt hàng vi phạm chính sách Google, vi phạm pháp luật.
  • Ủy thác hướng dẫn này sẽ giúp bạn quảng cáo Hiệu quả ngay - hoàn toàn không có. Hướng dẫn này giúp bạn nắm chắc nền tảng, chuẩn quảng cáo chứ không cam kết hiệu quả ngay.

Bạn đã sẵn sàng, hãy mở máy tính lên để chúng ta cùng bắt đầu nào.

Tạo tài khoản

Nếu bạn đã có tài khoản rồi, bỏ qua phần hướng dẫn tạo tài khoản này. Nếu bạn tham khảo thêm cách làm, hướng dẫn thì tham khảo nhé.

Tạo tài khoản Google Ads 2024 rất đơn giản. Bạn cần chuẩn bị 2 thứ:

  1. Email: gmail (ví dụ: abc@gmail.com) hoặc email theo tên miền (ví dụ: abc@tenmien.com).
  2. Thẻ thanh toán quốc tế Visa hoặc Master Card - để thanh toán khi chạy quảng cáo.
tạo tài khoản google ads

tạo tài khoản google ads

Dương sẽ hướng dẫn bạn từng bước.

Mấy loại tài khoản?

Hiện nay, Google cho phép người dùng tạo 2 kiểu tài khoản là Google Ads lẻ cá nhân và tài khoản quản lý khách hàng Google My Client Center viết tắt là MCC.

2 loại tài khoản đều chung mục đích chạy quảng cáo như nhau,khác ở chỗ :tài khoản MCC tạo và quản lý được rất nhiều tài khoản Google Ads lẻ.

Nên dùng tài khoản nào?

Bạn hoàn toàn có thể tạo cả 2 loại tài khoản MCC (quản lý) và tài khoản cá nhân Google Ads. Tùy theo mục đích và "khối lượng" công việc quản lý của bạn: để dễ quản lý và điều hướng.

Gợi ý:

  • MCC: bạn quảng cáo nhiều website (ứng với mỗi web chạy 1 tài khoản, có thể nhiều tk chạy 1 website). Hoặc bạn chạy dịch vụ: chạy thuê, được nhờ chạy
  • Google Ads cá nhân bạn sở hữu 1 website và chỉ chạy quảng cáo 1 website đó.

Lời khuyên:

Xác định nhu cầu quảng cáo của bạn.

  • Chỉ chạy quảng cáo Google Ads cho 1 website nên tạo tài khoản Google thông thường. Nếu sau này, bạn muốn chạy thêm website khác bạn hoàn toàn lập thêm được tài khoản mới hoặc thêm tài khoản MCC.
  • Quảng cáo trên 1 website nên tạo tài khoản MCC hoặc khi bạn có nhu cầu chạy dịch vụ.

Hướng dẫn tạo Tài khoản

Dương hướng dẫn bạn tạo tài khoản Cá nhân. 

Vào trực tiếp ads.google.com hoặc lên Google gõ tìm: Google Ads, sau khi Enter tìm sẽ thấy kết quả ngay đầu tiên.

Chọn Đăng nhập hoặc Bắt đầu ngay đều được.

Lập kế hoạch

Lập kế hoạch dựa trên nhu cầu Bán hàng của bạn kết hợp với công cụ Chẩn đoán từ khóa.

Mục đích của sử dụng công cụ này:

  • Chọn từ khóa tiềm năng: có khả năng chuyển đổi bán hàng cao nhất.
  • Biết tỷ lệ cạnh tranh so với đối thủ và lưu lượng người dùng quan tâm.
  • Dự kiến đặt giá thầu cho mỗi lượt nhấp chuột khoảng bao nhiêu bạn sẽ trả - viết tắt là CPC.

Lưu ý, đây là bảng tham khảo và dữ liệu từ quá khứ Google thu thập được. Đây không phải chắc chắn trong tương lai sẽ Đúng như bảng này: về giá thầu, lượt tìm kiếm, tỷ lệ cạnh tranh.

Bước sử dụng công cụ chẩn đoán và lập kế hoạch từ khóa.

Tạo chiến dịch

Chọn dấu cộng hoặc tạo chiến dịch mới để bắt đầu tạo chiến dịch

Chọn mục tiêu của bạn

Có 8 lựa chọn mục tiêu gợi ý của Google. Bạn sẽ choáng ngợp không biết chọn mục tiêu nào phải không?

Vì bạn là người mới (người có kinh nghiệm chắc chắn nghiên cứu kỹ rồi) hãy dành thời gian 2 phút để đọc các mục tiêu này.

Dương phân thành 3 nhóm để bạn hình dung và cách chọn loại nào bên dưới. 

3 loại như sau:

  1. Máy học, tự động do Google quyết định là: Doanh số, Khách hàng tiềm năng, Lưu lượng truy cập trang web, sự cân nhắc thương hiệu và sản phẩm.
  2. Ít dùng hoặc không dùng: Quảng bá ứng dụng, Chương trình khuyến mãi và lượt khách hàng ghé thăm thực tế cửa hàng.
  3. Tạo 1 chiến dịch mà không cần hướng dẫn mục tiêu.

Lựa chọn số 1 rất ấn tượng phải không bạn:

 Cụ thể và ít nhất trong số đó là những Mục tiêu chúng ta cần. Tuy nhiên, đây không phải là lựa chọn hợp lý đối với tài khoản mới, chiến dịch mới.

Hiểu đơn giản: khi chọn những lựa chọn này - Google sẽ tự động máy học chạy quảng cáo theo cách của Google thấy OK. Tức là bạn chỉ cần chi ngân sách, tạo quảng cáo - còn việc phân phối nơi đâu, chi bao tiền Google sẽ tự quyết thay bạn hết.

Đây không phải là lựa chọn hợp lý đối với tài khoản mới, chiến dịch mới: mới thì sao Google hiểu được bạn muốn gì - sẽ mất thời gian dài và ngân sách lớn trước khi đạt đến điều bạn muốn (quá xa).

Vậy khi nào chọn hình thức này? Khi bạn cài đặt chuyển đổi chính xác, khi tài khoản đã chạy Hiệu quả 1 thời gian dài đủ để Google hiểu chuyển đổi mong muốn của bạn là gì - lúc ấy chuyển hoặc chọn hình thức này không muộn.

Lựa chọn số 2: thường là không chọn vì chúng ta chủ yếu quảng cáo website - bán hàng Online. Nếu bạn có App hoặc quảng cáo địa điểm (Local Business) tham khảo chọn lựa trải nghiệm.

Lựa chọn số 3: khuyên dùng và nên dùng dù tài khoản đã chạy lâu. Bởi đây là lựa chọn bạn chủ động làm chủ: thay đổi, điều chỉnh, nâng cấp bất cứ thông số nào - do bạn quyết định. Khi đạt được chuyển đổi, khi Google "hiểu bạn muốn chuyển đổi nào" lúc ấy bạn nâng cấp từ thủ công lên như lựa chọn số 1.

Ví von như bạn đi xe số sàn thành thạo (đối với ô tô, xe máy) - chúng ta thường sẽ đi số 1 rồi lên 2,3,4. Không kể lúc tập lái xe nhé.

Tóm lại, bước này bạn lựa chọn số 3: tạo chiến dịch mà không hướng dẫn mục tiêu.

 

Bạn thấy Google Search 2024: từ A tới Z thế nào?

Chân thành, Dương rất muốn lắng nghe chia sẻ của bạn dưới phần Comment

  • {"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}
    >
    Success message!
    Warning message!
    Error message!