Skillshare là người thầy thứ 2 sau Youtube tự học kỹ năng về Digital Marketing 2025 và Sáng tạo nội dung.
Rất nhiều thứ có trên Skillshare, 2 chủ đề trên và cụ thể những thứ Dương đã và đang học:
- Sáng tạo nội dung: cách kể chuyện Storytelling, cách quay video, chỉnh sửa video và phát triển kênh Youtube. Ngoài ra, cách dùng các phần mềm đồ họa khác nhưng Dương chưa có thời gian nhiều để học sâu hơn.
- Digital Marketing: học Email Automation (dùng ActiveCampain); Google Ads 2025, Facebook Ads 2025, Designer Website 2025, Banner 2025.
- Tối ưu hóa hiệu suất làm việc: dùng các công cụ online, hệ thống tự động.
Dùng SkillShare từ 2020, trải nghiệm cá nhân 1 vài chia sẻ dưới đây:
Trả phí đáng đồng tiền
Được dùng thử trải nghiệm 30 ngày, sau đó Skillshare tính phí theo tháng hoặc theo năm tùy theo gói.
Đăng ký nhận 30 ngày miễn phí dùng Skillshare tại đây.
15$/tháng hoặc 99$/năm - mức giá này rẻ hơn nhiều so với các nền tảng Udemy hoặc Course. Skillshare là nền tảng bán khóa học online 2025 trả phí như bao nền tảng khác, cho học viên trải nghiệm nền tảng trước khi quyết định mua là điểm cộng lớn.
Tính tiền theo gói hàng tháng: bạn muốn học khóa nào thì học, miễn là mỗi tháng trả Membership khác so với việc bạn mua từng khóa học như bên Udemy hay Courase.
Cách tính tiền này rất hay so với các nền tảng tương tự còn lại: nếu bạn không thích (cảm thấy) thầy này dạy không phù hợp mình sẽ đổi khóa học khác (mà không mất phí - phí tính chung theo tháng). Ngược lại, nếu ở nền tảng khác bạn cần đóng tiền trước, còn học phù hợp hay không (chuyên môn, sư phạm, phong cách,…) thì “kệ bạn”.
Bởi “không phải ai cũng phù hợp với nền tảng hoặc nội dung của mỗi khóa học trên nền tảng đó.
Khả năng tự vọc vạch, mò mẫm của Dương khá OK tại các nền tảng miễn phí như Youtube, Blog, website chia sẻ. Tuy nhiên, kết quả nhận được là chắp vá và nhặt mỗi nơi 1 chút.
Đó là về giá cả và so sánh với nền tảng miễn phí là Youtube. Đánh giá chung các giảng viên ở đây là những người ảnh hưởng (Youtuber, Podcaster,…cả giáo viên). Phần lớn họ dạy những Thế mạnh và thực chiến trong cuộc sống của họ.
Điểm này rất phù hợp với cá nhân của Dương, bởi nhu cầu của Dương tìm thực chiến, đắp vào phần đang thiếu và nền tảng vững chắc được truyền tải cách dễ hiểu không quá thuật ngữ chuyên ngành.
Tất nhiên, tại đây không có Chứng chỉ sau khi hoàn thành khóa học để bạn lấy đó làm CV nhé. Đơn giản là chọn “hợp khóa nào - cào kỹ năng đó”: rất thực chiến.
Dưới đây quan điểm của chọn lọc nền tảng trả phí và miễn phí của Dương.
- Nếu đã có kiến thức nền tảng tốt (hoặc cơ bản) việc chọn lựa và bổ sung trên Youtube rất OK. Lúc ấy, bạn biết phân biệt và chọn lựa để nâng kiến thức của mình từ nền móng vững chắc là kiến thức nền tảng. Trong trường hợp này, bạn “có tiền” để đầu tư và học song song tại Skillshare thì càng tốt phải không nào.
- Nếu bạn chưa có nền tảng kiến thức, giai đoạn đầu có thể học và tìm trên Youtube hay các nguồn miễn phí để “chạm dần cho quen”. Song song với đó, nên đầu tư khóa học Online (tại Skillshare hoặc các nền tảng khác) hoặc đầu tư học trực tiếp trên lớp, 1 kèm 1 thì tốt nhất. Đừng tiếc tiền đầu tư khóa học trả phí. Bởi tối thiểu bạn sẽ nhận kiến thức Nền tảng để hiểu bản chất và phát triển kỹ năng, kiến thức từ kiến thức đó.
Cả 2 ý trên: nếu bạn có tiền đầu tư (hoặc cố gắng có thể đầu tư) thì nên chọn học tại các nền tảng khóa học trả phí trong đó có Skillshare là lựa chọn. Nó đáng từng đồng tiền bạn bỏ ra, giá trị bạn nhận được, thời gian bạn đầu tư.
Cá nhân Dương trước đây cứ nghĩ tự vọc là OK, thời đó là sinh viên kinh tế hạn hẹp cùng với trải nghiệm chưa có. Sau này, khi thực sự hướng tới sự chuyên nghiệp trong Digital Marketing để vận hành Doanh nghiệp Online của mình và nâng cao kỹ năng trở thành chuyên gia Dương nhận ra đầu tư học có lộ trình bài bản là hoàn toàn đúng đắn.
Khi tham khảo và trải nghiệm, Skillshare là lựa chọn đầu tiên kể từ năm 2020 tới giờ và nhận được rất nhiều giá trị từ các khóa học chất lượng trên đó.
Tại sao chọn Skillshare
Chọn Skillshare mà không phải nền tảng (website) trả phí khác để tự học online?
Sự thật là:
- Đã từng tham khảo các khóa học tại các nền tảng tại Việt Nam: “Cảm nhận” không ưng về chất lượng - tuy có lợi thế về ngôn ngữ Tiếng Việt so với nền tảng nước ngoài.
- Skillshare nền tảng học online không có ngôn ngữ Tiếng Việt nhưng được lựa chọn duy nhất. Bởi chất lượng kiến thức: đơn giản, dễ hiểu, trọng tâm và trách nhiệm. Tuy phần lớn giảng viên nói tiếng Anh, nhưng Google dịch cùng với sự tập trung Trong ngành mình cũng hiểu các vấn đề giảng viên chia sẻ.
- Chưa có trải nghiệm các trang web nước ngoài khác, nhưng chọn Skillshare phần lớn vì thấy nhiều khóa học từ cơ bản tới nâng cao đều hướng tới những kiến thức Dương đang cần: sáng tạo nội dung và digital marketing. Dùng cho tới bây giờ đã thấy Rất OK (học tới đâu hiểu và ứng dụng được tới đó) nên cũng không có hoặc chưa có nhu cầu tìm hiểu nền tảng khác. Trong tương lai, nếu quan tâm lĩnh vực khác hoặc có thời gian tìm hiểu sẽ thử trải nghiệm nền tảng khác ngoài Skillshare.
Đó là 3 quan điểm và trải nghiệm thực tế sau 5 năm tự học tại Skillshare của Dương.
Thực lòng, Dương bỏ qua tư duy: học nền tảng tại Việt Nam (trang web dạy Online tại Việt Nam) trước rồi sang học nền tảng nước ngoài. Dương không giỏi ngôn ngữ tiếng anh, nhưng muốn định vị và quyết tâm theo đuổi sự chuyên nghiệp dù phải học đi học lại cũng chọn nền tảng tiếng Anh. Sự thật, kết quả nhận được tốt ngoài mong đợi.
Ai phù hợp
Những người nghiêm túc đầu tư:
- Thời gian
- Tiền bạc
- Chất xám
Để phục vụ cho công việc hay to tát hơn là Sự nghiệp thì đây là cách đầu tư phù hợp. Có thể bạn sẽ ngại ngùng về rào cản ngôn ngữ (thường là người mới).
Tuy nhiên, Dương khuyên chân thành: nhiều kiến thức chuyên sâu “để bạn khác biệt” Skillshare hoặc các nền tảng nước ngoài mới đáp ứng được.
Khách quan 1 chút: có lẽ tâm lý “Sính Ngoại”, tâm lý làm việc chuyên nghiệp Tây hóa nên có quan điểm sinh như trên. Dương được làm việc với nhiều Việt kiều tại Mỹ, thi thoảng trao đổi với chuyên gia nước ngoài: họ rất chuyên nghiệp và chia sẻ Đúng Đủ nên mình có sự ảnh hưởng lời khuyên trên.
Câu trả lời ai phù hợp mang tính cá nhân, Dương chia sẻ quan điểm trên để bạn tham khảo.
Trải nghiệm Giao diện
Về kiến thức theo nhu cầu và tùy chọn: cùng 1 chủ đề khóa học…bạn thoải mái chọn khóa học (tức là chọn người tạo khóa học - thầy). Dương không bàn thêm phần này, chỉ rút ngắn là: thực chiến, nền tảng bài bản hơn so với Youtube.
Trải nghiệm ở đây là dùng: đăng nhập, học từng bài và giao diện dùng.
Đăng nhập bằng đường liên kết, chủ yếu trên máy tính, thi thoảng dùng trên điện thoại thông minh. Cũng có khá nhiều ngành nghề trên đó, giao diện không thiên về cá nhân hóa ngành nào cả, 1 từ duy nhất về giao diện và trải nghiệm: “phổ thông và bình dân” phù hợp cho tất cả.
Mỗi bài giảng đều có khung đo thời gian của Video, có thời gian tổng khóa học để bạn hình dung và đầu tư thời gian.
Cũng có ghi Số lượng học viên (student) để bạn lựa chọn giữa các khóa học cùng chủ đề. Cá nhân Dương, có lẽ bạn cũng thế - thường chọn khóa học nào có nhiều học viên. Đó là lựa chọn ban đầu, tất nhiên khi học thực tế sẽ rõ.
Có 1 khía cạnh nhỏ, sau khi “thử hết” tất cả khóa Basic về dùng Premier mà không đặt cảm giác ban đầu là số lượng học viên. Mới thấy có khóa rất chất lượng, có khóa thực sự Không ổn lắm (dựa trên quan điểm là người mới - rất khó hiểu dù đã cố gắng để hiểu). Cảm quan thấy rằng, nhiều giảng viên ghi danh và tạo khóa học trên đây để “lấy danh tiếng” thì phải.
Nhưng không sao, có lẽ đó là giới hạn nhưng phí chỉ có 1 mà được học bất cứ khóa nào nên cũng là ưu điểm để mình trải nghiệm và chọn khóa học phù hợp.
Điểm hay ở đây cũng giống như Khóa học tại DuongAcademy là đo hành trình bạn đã và đang học, để lần sau bạn quay lại biết mình đang học ở đâu.