Google Shopping 2025 ấn tượng như thế nào?
Đứng về phía người dùng trong đó có Khách hàng của bạn, khi thấy Sản phẩm với giá bán và hình ảnh nổi bật ngay trong Kết quả của Google rất ấn tượng phải không nào?
- Bắt mắt: ảnh thực tế, giá cụ thể (có cả giảm giá).
- So sánh các bên bán: cùng sản phẩm, dễ lựa chọn.
Về phía bạn, chắc bạn cũng đồng ý với Dương trong kết quả hiển thị trên Google khi có quảng cáo Google mua sắm:
- CTR - tỷ lệ Click vào xem quảng cáo Cao hơn.
- Truyền tải thông điệp thương hiệu, sự chuyên nghiệp cao hơn so với không có quảng cáo Google Shopping.:
Đây chính là lợi thế ưu việt của bạn so với đối thủ khi bạn chọn quảng cáo Mua sắm trên Google, còn đối thủ thì không.
Vậy, cách hoạt động hướng dẫn chạy quảng cáo Google Shopping từ A tới Z từng bước cho người mới bắt đầu như thế nào?
Cách tối ưu quảng cáo Google Shopping 2025 tốt nhất nổi bật hơn so với đối thủ và hiệu quả nhất thế nào?
Mời bạn nhấp chén trà hoặc tách Cafe và tập trung xem hết hướng dẫn dưới đây:
Google Shopping là gì?
Định nghĩa bình dân là: bán hàng từ Google. Google sẽ phân phối, giới thiệu sản phẩm của bạn tới khách hàng có nhu cầu nhằm đạt được chuyển đổi cuối cùng là Mua hàng trên Website của bạn.
Đây là hình thức quảng cáo Trả phí - bạn sẽ mua vị trí, mua lượt hiển thị, mua lượt click (CPC) vào web hay thậm chí bạn trả phí để mua khách đặt đơn hàng (Chuyển đổi, CPA).
Quảng cáo Google Shopping đang là ưu thế và cơ hội rất lớn - bởi phần lớn nhà bán lẻ thường chỉ tập trung chạy quảng cáo Google Search mà bỏ qua cơ hội ngon ăn này.
Có thể do họ “nghĩ” Google Shopping khó cài đặt, hoặc cài đặt chưa thành công.
Tất cả sẽ được tháo gỡ và làm rõ để bạn cài đặt thành công và chạy quảng cáo Mua sắm Google Shopping hiệu quả.
Cách hoạt động
Google Shopping 2025 vận hành dựa trên 2 hệ thống: Google Ads và Google Merchant Center:
- Google Ads: là nền tảng quảng cáo Trả phí để bạn đưa sản phẩm hiển thị trên Google. Tại đây bạn thiết lập ngân sách chạy, đấu giá, tạo - tối ưu quảng cáo phân phối tới khách hàng tiềm năng mong muốn của bạn.
- Google Merchanter Center viết tắt GMC là nơi chứa tất cả thông tin sản phẩm của bạn: tên, giá, hình ảnh, mô tả,…dưới định dạng của Google phân phối. Dữ liệu này bạn cần khai báo với Google theo cách thủ công nhập lên hoặc ủy quyền tự động lấy dữ liệu.
Hiển thị ở đâu?
Quảng cáo Google Shopping hiển thị ở nhiều nơi khác nhau:
- Kết quả tìm kiếm của Google: trên vị trí quảng cáo Google Search 2025
- Bên cạnh quảng cáo tìm kiếm Google - cột bên phải
- Giữa quảng cáo Google Search và Kết quả hình ảnh Google
- Bên dưới cùng (dưới kết quả tìm kiếm Google Search)
- Tab mua sắm trên Google Search
- Sản phẩm của Google: Youtube, Gmail, Google khám phá - Discovery
- Trang đối tác tìm kiếm của Google (nếu bạn cài đặt chọn Đối tác tìm kiếm).
Google phân phối quảng cáo không dựa trên từ khóa mục tiêu như Google Search (không có trong phần cài đặt). Google sẽ dựa trên Dữ liệu bạn cung cấp từ nguồn cấp dữ liệu, quét dữ liệu trên Website của bạn.
Trong phần hướng dẫn cài đặt từ A tới Z bạn sẽ thấy rõ hơn. Tới đây, Dương muốn nhấn mạnh: cần tối ưu Website của bạn thật tốt chính là việc bạn đã tối ưu cho quảng cáo Google Shopping. Việc tối ưu này cũng là công việc tối ưu SEO: tiêu đề, hình ảnh, mô tả,...
Ngắn gọn là: khi người dùng tìm kiếm sản phẩm bạn đang có, Google Ads sẽ tự động phân phối hiển thị sản phẩm lấy dữ liệu từ GMC tới khách hàng.
Đó là cách hoạt động của quảng cáo Google Shopping, đối với nhà quảng cáo hay kinh doanh cần đáp ứng điều kiện tối ưu tốt nhất để quảng cáo được ưu tiên từ Google.
Lưu ý rằng, không phải bất cứ sản phẩm nào cũng chạy quảng cáo Shopping được, Google có quy định các ngành sản phẩm được phép quảng cáo.
Chi phí bao nhiêu?
Chạy quảng cáo Google Shopping sẽ có 2 cách tính: chi phí theo giá thầu tổng hoặc tính theo giá tiền trên mỗi lượt nhấp chuột.
Thông thường sẽ chọn chiến lược giá thầu thứ 2 là CPC thủ công bạn sẽ lợi hơn khi cài đặt chiến dịch mới: bạn chỉ trả tiền khi người dùng click để vào web của bạn. Người dùng nhìn thấy quảng cáo nhưng không click bạn sẽ không bị tính phí.
Chọn CPC thủ công là cách Dương tư vấn cho hầu hết học viên khi mới tạo chiến dịch mới trong khóa học Google Ads
Điều kiện
Mặt hàng của bạn có được chạy quảng cáo Google Shopping hay không? Trong chính sách của Google có quy định các mặt hàng được phép quảng cáo và không được phép quảng cáo Mua sắm Google.
Dưới đây là các mặt hàng KHÔNG ĐƯỢC QUẢNG CÁO GOOGLE SHOPPING:
- Bán vé: Dịch vụ, sự kiện diễn ra trong tương lai, ví dụ: vé hòa nhạc, vé máy bay,…
- Phương tiện Vận chuyển: phương tiện chạy bằng động cơ, bằng cánh buồm để chở người. Ví dụ: ô tô, tàu thuyền
- Sản phẩm tài chính: liên quan tới đầu tư, quản lý tài chính, bảo hiểm. Ví dụ: Cổ phiếu, trái phiếu, ngân phiếu.
- Sách điện tử và sách kỹ thuật số (không bao gồm sách nói): ví dụ: PDF, ePub,… Khóa học online.
- Đơn vị tiền tệ: phương tiện phụ thuộc vào biến động của tiền tệ trên thị trường. Ví dụ: vàng, kim loại quý, các loại tiền giao dịch địa phương.
- Thẻ quà tặp áp dụng phổ biến: thẻ các tổ chức phát hành thẻ tín dụng. Ví dụ: Visa, Master Card
- Dịch vụ: tất cả các dịch vụ thuê, cho thuê. Ví dụ: dịch vụ sửa chữa nhà, dịch vụ kế toán, dịch vụ sửa chữa xe,…
- Bất động sản: mua bán, cho thuê, tài sản không di dời được. Ví dụ: bất động sản, thửa đất, đất nền,..
- Thanh toán định kỳ: phương thức thanh toán hàng hóa liên tục theo định kỳ, hoặc trong tương lai. Ví dụ: gói thanh toán nội dung kỹ thuật số thanh toán trong tương lai.
- Thanh toán được xử lý bằng phần mềm hỗ trợ cho sản phẩm: yêu cầu cài đặt phần mềm để hoàn tất giao dịch mua hàng. Ví dụ: Album ảnh kỹ thuật số.
Phần lớn những mặt hàng có thể giao được, vận chuyển bảo hành, đổi trả; kể cả sản phẩm đã qua sử dụng. Mặt hàng thương mại điện tử (TMĐT) bạn sẽ thấy sẽ xuất hiện trong quảng cáo Shopping.
Bạn tham khảo tại đây: https://support.google.com/merchants/answer/6150006?hl=vi
Nếu sản phẩm của bạn Không nằm trong danh sách trên (DS không được quảng cáo Google Shopping) hoàn toàn có cơ hội.
Phần còn lại là chuẩn bị và tuân thủ chính sách để gửi lên Google duyệt. Bạn cần chuẩn bị thông tin tối thiểu cần có:
- Website là dạng E-Commerce: thông tin sản phẩm rõ ràng nút mua hàng, thanh toán, giỏ hàng,..
- Chính sách bán hàng trách nhiệm và thông tin tới khách hàng của bạn rõ ràng: chính sách vận chuyển, chính sách bảo hành, đổi trả.
- Website phải cài đặt SSL (dạng https://)
Những yêu cầu tối thiểu trên là Cần có, chuẩn bị xong bạn gửi để Google duyệt. Dương sẽ hướng dẫn chi tiết ở phần tạo Google Merchant Center.
Hướng dẫn Từng bước A tới Z
Google ngày càng khắt khe trong việc kiểm duyệt và tuân thủ chính sách. Không phải vài Click là xong, vấn đề quan trọng nhất là để đi lâu và xa hơn với Google.
Dưới đây, Dương hướng dẫn chi tiết cách chạy quảng cáo Google Shopping. Tất cả đều KHÔNG CÓ LỐI TẮT nào cả, bắt buộc bạn cần hoàn thiện đầy đủ và tuân thủ mới được chạy quảng cáo Google mua sắm.
Khi chạy được quảng cáo rồi - chúc mừng bạn. Còn việc chạy hiệu quả hay không, hiệu quả như thế nào Dương không cam kết điều này (mỗi người 1 tiêu chí khác nhau, “lòng tham” khác nhau).
Chuẩn bị Website
Bạn đã có Website, đã đăng sản phẩm lên website nhìn OK rồi phải không? Vậy, cần “chuẩn bị website” là cần chuẩn bị những gì?
Như chia sẻ ở trên về mặt hàng và điều kiện cần để chạy quảng cáo Google Shopping, Website của bạn cần có:
- Thương mại điện tử E-commerce: Nút Đặt hàng, Giỏ hàng, Thanh toán
- Chính sách: vận chuyển, đổi trả hàng, bảo hành
Đó là 2 yếu tố bắt buộc cần có, nếu không có, thiếu - chắc chắn ko qua được vòng gửi xe bạn nhé.
Đây là lý do Dương đưa bước chuẩn bị Website lên đầu tiên. Chính là chuẩn bị các mục cần thiết tuân thủ chính sách của Google.
Nếu bạn là người mới, muốn tiết kiệm tiền và tự vọc vạch làm website, Dương có: Hướng dẫn tự thiết kế website bằng WordPress từ A tới Z mới nhất 2025.
Nếu Website của bạn đã có E-commerce và chính sách, nhưng vẫn không được duyệt chạy quảng cáo Google Shopping. Bạn hãy xem lý do:
- Ngành hàng của bạn có nằm trong diện mặt hàng cấm chạy Google Shopping không?
- Chức năng tính phí vận chuyển có hoạt động không?
Website đã có chức năng thương mại điện tử, bước tiếp là lập Google Merchanter Center.
Google Merchant Center GMC
là gì?
Google Merchant Center viết tắt GMC là nơi chứa dữ liệu cửa hàng: thông tin sản phẩm của bạn trên Google. Dữ liệu này dùng để chạy quảng cáo Google Shopping và các sản phẩm khác của Google như Tiếp thị lại động, trang thông tin miễn phí.
Hiểu nôm na: GMC là tổng kho, chợ lớn trong không gian của Google - để bán được hàng: bạn cần đưa gian hàng, sản phẩm của bạn lên tổng kho này. Để chạy Google Shopping bạn cần lập 1 nơi, 1 vị trí để chứa sản phẩm lên đây chính là GMC.
Bạn có GMC và tải dữ liệu sản phẩm lên, kết hợp với tài khoản Google Ads bạn sẽ tạo được tài khoản Google Shopping.
Tạo thành công GMC, được Google chấp thuận trên GMC là bạn đã làm phần khó nhất rồi, setup quảng cáo thì đơn giản hơn rất nhiều.
Tạo tài khoản
Tạo tài khoản GMC đơn giản, bạn có Email là tạo được.
Để thuận lợi và tránh nhầm lẫn (dành cho người mới - ít kinh nghiệm, lần đầu):
- Nên tạo tài khoản GMC cùng Email với tài khoản Google Ads
- Mỗi email cá nhân Không tạo được nhiều GMC
Để sau bạn kết nối tài khoản GMC với Google Ads dễ dàng, tránh nhầm lẫn.
Bước 1: vào Google Merchant Center bấm vào Bắt đầu
Bước 2: Cung cấp thông tin doanh nghiệp
- Thiết lập Vận chuyển
- hoàn trả hàng, bảo hành
- Xác minh GMC với Website
- Tạo Feed: thủ công hoặc tự động
Quảng cáo Google Shopping
- Tạo tài khoản Google Ads
- Liên kết Google Shopping và Google Ads
- Tạo chiến dịch
Tối ưu tốt nhất
Bạn không thể đặt giá thầu cho từng từ khóa (Google Shopping không có phần Từ khóa mục tiêu).
Thay vào đó Google tự động lấy từ nguồn cấp dữ liệu trên GMC bạn đã cung cấp. Sau đó quyết định những từ khóa có liên quan để hiển thị kết quả qua truy vấn của người dùng.
Vì vậy, yếu tố tối ưu quan trọng nhất chính là tối ưu nguồn cấp dữ liệu.
Ngoài phần hướng dẫn về tối ưu dành cho máy học, Dương bổ sung thêm các mục tối ưu khác qua kinh nghiệm của Dương để khác biệt kiếm khách hàng tiềm năng tốt nhất.
Nguồn cấp dữ liệu
Bạn vào GMC và tối ưu nguồn cấp dữ liệu. Phần lớn, những phần tối ưu này giống với làm SEO website - phần này Google cũng khuyến khích.
Tùy theo cách bạn gửi nguồn cấp dữ liệu và chúng ta sẽ tối ưu những phần như sau:
- Tiêu đề: viết dưới 150 Ký tự và có chứa từ khóa. Tiêu đề thường là tên Sản phẩm và kèm theo các đặc tính quan trọng, tuyệt đối không lạm dụng chèn quá mức từ khóa.
- Mô tả: bạn nên viết phần mô tả miêu tả và nói tới lợi ích, công dụng của sản phẩm: chứa từ khóa càng tốt (thường từ khóa là tên sản phẩm). Tuy mô tả này không hiển thị ra kết quả của Google Shopping nhưng Google lấy đây là dữ liệu để quét hiểu về sản phẩm của bạn. Hãy làm tốt phần này, đừng bỏ qua.
- Hình ảnh: nên để hình ảnh Vuông - kích thước này hiển thị full không gian Google cho phép. 1 số web để kích thước Ngang hoặc Dọc khi google đọc và đưa lên sẽ bị thừa trên hoặc dưới. Tại đây, Dương đề xuất bạn nên để Nền màu tương phản sẽ gây sự chú ý, tăng CTR tốt hơn so với các đối thủ của bạn.
- Giá trên Feed: nên để giá cao, sau hạ xuống. Bình thường, nếu bạn không để giá này, Google sẽ không có chữ Ưu đãi hay khuyến mãi đâu. Phần này ít người để ý, và những Website nào ít chạy hoặc thời gian chạy Google Shopping ngắn sẽ không thấy chức năng này.
Phủ định từ khóa
Từ khóa phủ định là từ khóa bạn không muốn xuất hiện quảng cáo khi người dùng từ khóa đó.
Trong quảng cáo Google Shopping không có phần thêm từ khóa mục tiêu như trong Google Search, tuy nhiên bạn có thể thêm từ khóa phủ định.
Lợi ích thêm từ khóa phủ định:
- Hạn chế hoặc không hiển thị quảng cáo của bạn tới Truy vấn không tiềm năng từ người dùng
- Tiết kiệm ngân sách
2 cách chọn từ khóa
Tối ưu Ảnh
Ảnh đại diện rất quan trọng, tăng khả năng CTR tốt nhất. Để tối ưu ảnh bạn cần lưu ý 2 vấn đề sau:
- Đáp ứng yêu cầu tối thiểu (chính sách) của Google, Dương gọi bình dân là “Vượt qua vòng Gửi xe”.
- Ảnh khác biệt nổi bật hơn so với đối thủ: làm tốt nhất có thể giúp khả năng CTR cao.
Google có nêu rất rõ về chính sách và những lưu ý: chấp thuận hoặc từ chối để kiểm duyệt. Dương tóm tắt và đề xuất ảnh như sau.
- Kích thước: 800x800 pixel trở lên: không cần lớn nhiều vì khách chủ yếu truy cập từ Mobile và tránh tình trạng tải trang lâu vì dung lượng ảnh lớn. Phần này cũng tốt cho SEO website của bạn. Nếu bạn quan tâm làm Seo, Dương có hướng dẫn chi tiết Seo website WordPress lên top 1 Google.
- Nên để ảnh Đơn trong khung hình, không nên để Combo sản phẩm. Ví dụ: nên để Ảnh đèn học riêng 1 ảnh - tương ứng là 1 sản phẩm; bàn học riêng 1 ảnh - tương ứng 1 sản phẩm. Không để ảnh Combo đèn + bàn trong sản phẩm combo Đèn và Bàn.
- Nên để ảnh vuông hoặc dọc, tuy nhiên, phần lớn Google sẽ hiển thị hình ảnh kích thước vuông. Nhiều website hay để ảnh chữ nhật nằm ngang - như thế không hiển thị trọn ảnh và bị trống phần trên.
- Định dạng tệp ảnh: JPEG (.jpg/.jpeg), WebP (.webp), PNG (.png), GIF (.gif), BMP (.bmp) và TIFF (.tif/.tiff). Đề xuất: ảnh file PNG không nền hoặc nền trắng (google ưu tiên phần này). Nếu bạn làm SEO website nên chuyển sang file Webp (google thích) - 1 công đôi việc.
- Ảnh sản phẩm nên chiếm trong khoảng 75% trong diện tích ảnh
- Không chèn logo hoặc các từ kêu gọi hành động: mua ngay, rẻ, số điện thoại,…
- Đối với ngành hàng quần áo: nên chụp ảnh có mẫu, ảnh chụp phần chính chứa sản phẩm (không nên cắt bỏ phần đầu hoặc phần chân).
Chi tiết tham khảo nguồn tại đây: https://support.google.com/merchants/answer/6324350?hl=vi
Trong Google Merchant Center có công cụ tự động cải thiện hình ảnh: nên dùng và không nên dùng.
- Nên dùng: khi bạn tối ưu ảnh tốt và tuân thủ chính sách của Google
- Không nên dùng: khi bạn “chưa chắc chắn” hình ảnh không đồng đều: có ảnh dọc, có ảnh ngang, có ảnh không nền rất tốt, có ảnh lại chứa logo,…
Trong quá trình làm Google Shopping Dương đã trải nghiệm dùng công cụ tự động và nhận thấy rằng - Không cần thiết phải dùng công cụ này. Còn tùy bạn nhé, nếu bạn tối ưu tốt và tự tin thống nhất từ đầu các tiêu chuẩn của Google thì cứ tự tin sử dụng công cụ này.