Thành quả sau 2 năm tự làm website từ mã nguồn mở WordPress, Dương đã tự tạo cho mình 2 loại website và ví dụ kèm theo:
- Website cá nhân với chức năng Blog, Bán khóa học Online và sản phẩm số: maicaoduong.com
- Website giới thiệu công ty và bán sản phẩm: hyundaiphamvandong138.com – bán sản phẩm giá trị cao và phukienngon.com – thương mại điện tử.
1 tờ giấy trắng: không biết chút gì về code tự học trên mạng cộng với “dám trải nghiệm” bỏ tiền để xây từ móng đã giúp Dương có những bài học cho riêng mình và thành quả như trên.

Bài viết này dành cho người mới có cái nhìn tổng quan về những gì cần lưu ý. Phù hợp cho anh em đang tay ngang không phải dân chuyên IT tay ngang dùng WordPress.
Dẫu thời đại công nghệ trí tuệ nhân tạo AI đã hỗ trợ rất nhiều trong việc tạo Website và các nghành liên quan. Nhưng ngành nào cũng cần kiến thức nền tảng tốt trong đó tạo và sử dụng Website mã nguồn WordPress không phải ngoại lệ.
Dưới đây là 4 những kinh nghiệm mà Dương đã trải nghiệm:
Có website chưa phải là tất cả
Tự làm website cũng tương tự như kỹ năng nghề nghiệp khác: không phải là dễ dàng. Việc trỏ tên miền và cài đặt vài chức năng làm theo hướng dẫn của Video nào đó bạn mất nửa ngày là có thể “sở hữu website wordpress”.

Tuy nhiên, đó mới chỉ là bạn tạo nên thôi. Chứ để “cá nhân hóa”; làm chủ trong mọi công đoạn như cách bạn đào móng xây nhà, tô chát, sửa theo ý mình bất cứ lúc nào. Tích hợp và sử dụng đúng các chức năng không phải tính bằng vài tiếng mà tính bằng tháng, năm.
Tuy chúng ta không phải là dân code website, nhưng chúng ta cần phải biết “kế thừa và sử dụng” để biến những cái chung có sẵn thành cái của mình. Ví dụ: những thuật ngữ chuyên nghành: header, footer,… để diễn giải với cộng đồng hỗ trợ hoặc để tìm hướng dẫn trên mạng khi tra cứu,…
Thú thực với bạn, Dương chỉnh từng ly từng tý một từng px (đơn vị khoảng cách). Lúc đầu, Dương dùng mặc định theo Theme nhưng sau đó Dương nâng cấp và trải nghiệm bằng cách Tự chỉnh theo ý của mình: cá nhân hóa màu theo thương hiệu, chỉnh từng kích thước riêng của thiết bị: máy tính, di động.
Có website mới chỉ là giai đoạn đầu, phát triển website phục vụ cho thương hiệu cá nhân, công ty, bán hàng mới là điều cần thiết.
Hiện nay, bất cứ nghề, ngành gì cũng cạnh tranh, chúng ta làm tốt website tăng trải nghiệm người dùng, tăng khả năng chuyển đổi (cuộc gọi, nhắn tin, đặt hàng,…) là đích cuối cùng. Trong khi đối thủ thuê đơn vị thiết kế, ngày càng chuyên nghiệp.

Nếu chỉ cần có website thôi xong rồi vứt xó và chỉ để chứng minh với ai đó là ta “biết làm” website thì bạn nên dừng đọc chia sẻ tại đây.
Bởi những trải nghiệm và kinh nghiệm chia sẻ dưới đây đều liên quan tới kiến thức thực chiến và mục đích tạo website rồi phát triển website để phục vụ mục đích tối đa hóa chuyển đổi 2025 trên website.
Ngắn gọn bài học này:
- Nếu có ý định dùng website lâu dài nên đầu tư bài bản và chăm chút, tỉ mỉ, cẩn thận.
- Nếu ít dùng hoặc bạn không chuyên, không trực tiếp phải đụng tay tới website: viết bài, đăng bài, chỉnh sửa website nhưng vẫn cần website – tốt nhất nên thuê.
Làm chủ Domain Trải nghiệm Hosting
Sơ khai và bắt đầu tạo bất cứ website nào đều phải có tên miền (Domain) và Hosting (nơi lưu dữ liệu). Domain và Hosting đều rất quan trọng và không thể tách rời.

Hầu hết người mới đều không quan tâm tới việc chọn tên miền, sở hữu tên miền, quan trọng hoặc không để ý tới hosting. Nhưng khi định hướng doanh nghiệp thay đổi, website phát triển mạnh mẽ hoặc thay đổi mục đích sử dụng website (mở rộng, phát triển) sau này bạn sẽ thấy được tầm quan trọng của tên miền và hosting.
Sở hữu tên miền (Domain)
Bạn sẽ đặt ra câu hỏi: tôi mua tên miền thì tôi sở hữu còn gì. Ồ, lý thuyết là thế, nhưng 1 số trường hợp bạn nhờ người khác đăng ký mua hộ hoặc cứ qua loa cho xong khi đăng ký tên miền, nhưng để đi xa hơn, cần sở hữu tên miền.

Domain là thứ sở hữu gắn liền với thương hiệu, nó tương tự như tờ giấy tùy thân, pháp lý của bạn.
Chọn tên miền Thương hiệu để sở hữu mãi mãi và chọn đơn vị cung cấp tên miền uy tín và phù hợp. Sở hữu là Tự bạn đăng ký tên miền theo thông tin của bạn để sở hữu và giải quyết các vấn đề sau này: gia hạn, nhận thông báo, thay đổi thông tin, thay đổi chủ sở hữu (nếu cần).
Dương đăng ký rất nhiều tên miền với nhiều nơi:
- Việt Nam: nhân hòa, mắt bão, inet,…
- Quốc tế: Namecheap, Godady

Mặt bằng chung các bên cung cấp đều xêm xêm như nhau: đều hỗ trợ kỹ thuật trỏ tên miền nếu bạn cần, cấu hình tương tự (nếu tự cài – khi bạn hiểu), giá thành không chênh là mấy.
Bạn hợp “khẩu vị” của bên nào thì mua thôi, nếu là người mới thì nên chọn mua đơn vị cung cấp tên miền tại Việt Nam. Muốn trải nghiệm và muốn chọn các đuôi tên miền Lạ, Ngầu ngoài .com, .vn, .net phổ thông bạn chọn đơn vị quốc tế.
Kinh nghiệm cần nhớ khi mua tên miền:
- Chọn đơn vị có thông báo qua email, qua sms hay liên hệ trực tiếp khi có thông báo: sắp hết hạn, xác minh, hỗ trợ. Tránh trường hợp hết hạn tên miền mà không biết, tới khi tên miền bị mất sang chủ khác thì quá muộn. Các đơn vị tại Việt Nam đều có hệ thống này (nhân hòa, mắt bão – Dương đã trải nghiệm và thấy có).
- Đăng ký thông tin của Chính bạn: email, số điện thoại (những trường tên, địa chỉ thì tất nhiên có rồi). Của chính bạn chứ không phải của bạn của bạn hay người khác để bạn nhận thông báo khi có thay đổi hoặc hỗ trợ: giải quyết trực tiếp.
- Cứ đuôi tên miền Phổ thông mà mua cho người dùng dễ nhớ: .com, .vn, .net. Vấn đề “còn hay không còn” đuôi đó không thôi, không ảnh hưởng tới SEO website WordPress lên top 1 cả.

Ngoài ra, việc chọn tên miền thì theo cá nhân bạn muốn thôi, tuy nhiên Dương đề xuất nên chọn ngắn gọn và thương hiệu của bạn là tốt nhất.
Nếu bạn cần tư vấn hoặc thắc mắc về việc chọn tên miền phù hợp với ngành nghề của bạn. Hãy comment ở phần bình luận phía dưới – cụ thể và cá nhân hóa riêng bạn Dương biết tới đâu chia sẻ, tư vấn tới đó.
Tóm tắt bài học này:
- Tên miền mua ở đâu cũng được.
- Tên miền nên chọn dễ nhớ, đuôi phổ biến.
- Nếu tên miền gắn thương hiệu – nên giữ bằng được: gia hạn đúng thời hạn.
Không Hosting nào tốt nhất
Hosting chính là mảnh đất, là nơi lưu trữ tất cả những gì bạn đưa lên website. Nên trải nghiệm hosting: để tìm được nơi cung cấp hosting phù hợp nhất.

Không có Hosting nào là tốt nhất cả, việc chuyển đổi hosting từ đơn vị này sang đơn vị khác với Dương xảy ra “như cơm bữa”.
Lý do: chậm, đắt rẻ, hỗ trợ,…bạn cứ trải nghiệm sẽ thấy. Không phải ai đó Review hosting A là tốt, Hosting B là dở. Vấn đề chính: có phù hợp không thôi.
Thời điểm bắt đầu làm website wordpress 2025 Dương chọn các nhà cung cấp hosting tại Việt Nam: AZDIGI, Vietnix, BKhost, Hostvn…kinh công qua tất cả các bên “có tiếng”.
Trong quãng thời gian 2 năm, Dương trải nghiệm các đơn vị ít nhất là 3 tháng, lâu nhất hơn 1 năm với các dự án riêng và làm dịch vụ cho bạn bè.
Thời điểm đó, Dương bỏ qua việc tham khảo các đơn vị nước ngoài, vì mình mới nên cần dùng Việt Nam trước (đắt rẻ không tính toán). Mục đích làm chủ và trải nghiệm trước: để học hỏi và chọn lựa đơn vị phù hợp cho chính mình và trở thành freelancer 2025 làm website thuê.
Gần 2 năm, khi đã “tạm ổn” biết dùng (cơ bản) hosting Dương bước ra khỏi vùng an toàn là chọn đơn vị cung cấp Hosting nước ngoài.

Cũng là mới trải nghiệm được nửa năm tính tới cuối 2023, Dương thấy khá hài lòng khi chuyển sang hosting của Hawkhost. Blog này và cả mấy trang bán hàng online Dương đều chuyển sang bên đây.

Không so sánh quá sâu có vài điểm nhấn so sánh dùng Hosting các bên, hosting trong nước và nước ngoài như sau:
- Các đơn vị đều hỗ trợ chức năng tương tự nhau: cài đặt nền tảng WordPress dễ dàng, đều dùng Cpanel quản trị hosting (giao diện giống nhau).
- Đội ngũ hỗ trợ “rất kịp thời”: trong ngày (không quá 12 tiếng dù ở VN hay nước ngoài). Giải quyết triệt để: luôn có câu trả lời, hỗ trợ phù hợp nhất cho người mới. Chỉ khác ngôn ngữ là tiếng anh nếu dùng Hosting nước ngoài.
- Khác: về giá cả và chất lượng – phần này cần trải nghiệm các đơn vị khác nhau để chọn lựa. Hosting nước ngoài “rẻ hơn” và dùng cũng ổn: tốc độ, bảo mật so với trong nước (cấp độ lượng truy cập ít và không phức tạp như các dự án Dương đang dùng).
Hiện tại, sau khi đã trải nghiệm các hosting khác nhau từ trình độ mới tới biết làm website wordpress. Tất cả các dự án của Dương và của đối tác Dương đều dùng Hosting nước ngoài, cụ thể của Hawkhost. Tính tới thời điểm chia sẻ bài viết này, Dương mới trải nghiệm 1 đơn vị này thôi, cảm thấy rất OK so với tiền mình bỏ ra: “ổn định”.
Chốt lại: nên trải nghiệm các đơn vị hosting khác nhau để chọn đơn vị phù hợp. Yếu tố cốt lõi và cần thiết của hosting là “ổn định” cho website: bảo mật, không ngắt quãng. Sau đó mới nên xét theo các yếu tố khác: tốc độ, giá thành và dung lượng,…
Tóm tắt bài học hosting:
- Backup Data: nội dung, tài nguyên website đều lưu trữ về máy hoặc online.
- Hosting nên đảm bảo yếu tố: ổn định, an toàn, hỗ trợ nhanh chóng từ nhà cung cấp.
- Tốt nhất nên thử các đơn vị cung cấp Hosting khác nhau để thấy được sự phù hợp: túi tiền, mã nguồn, support.
Chọn đúng nền tảng Plugin
“Lựa chọn Đúng chính là nền móng cho thành công” và việc lựa chọn nền tảng, plugin để xây dựng website wordpress phù hợp sẽ giúp bạn:
- Học nhanh hơn
- Phát triển website tốt hơn
- Làm chủ: chỉnh sửa, thay thế, khắc phục, phát triển theo cách của bạn.
Ưu điểm của WordPress là mã nguồn mở giúp chúng ta có nhiều cơ hội để phát triển và tiết kiệm thời gian để tạo website hơn nhờ Theme và Plugin khi không biết Code.
Ưu điểm đó cũng chính là nhược điểm khiến cho nhiều người mới bị choáng ngợp không biết chọn Theme nào, Plugin nào phù hợp nhất. Sự thật là: chọn Theme không phù hợp với mục đích sử dụng (bán hàng, thương hiệu cá nhân, giới thiệu công ty,…) cài tùm lum Plugin.
Rủi ro rất cao sẽ kém bảo mật và gây ra xung đột code. Điều này khó tránh ở người mới khi chưa có kiến thức nền tảng.
Đây chính là sai lầm của người mới khi muốn “ăn sổi” tạo nhanh website và dựa vào những gì “có sẵn” mà không hiểu nền tảng, tìm hiểu kỹ cách sử dụng. Dễ dàng cài đặt plugin, giao diện chia sẻ chỉ để có website và chức năng 1 cách nhanh chóng. Hành động này là cách bạn nắm mũi dao chứ không phải nắm đằng chuôi. Khiến lỗ hổng về “tự tạo và kiểm soát” website trở nên nghiêm trọng hơn. Khi xảy ra lỗi: treo website, hỏng giao diện,…không biết lỗi từ đâu.
Trước khi bắt tay vào tự học và làm website wordpress, Dương nghiên cứu Rất sâu để chọn và đầu tư nền tảng, plugin phù hợp với nhu cầu:
- Tập trung chuyển đổi
- Có thể xây dựng giao diện từ A tới Z (chứ không phải Theme có sẵn thay thế nội dung vào).
- Tích hợp các hệ thống tự động Marketing, Bán hàng vào.
- Tinh gọn dễ dàng sử dụng: tất cả trong 1 được là tốt nhất – hạn chế cài đặt Plugin ngoài.
Cái tên được nhắc nhiều nhất trong giới WordPress là Theme Flatsome được nhiều người chọn. Tuy nhiên, Dương lại chọn Thrive Theme để đồng hành và đáp ứng 100% tiêu chí trên của Dương.

Thrive Theme là một trong số nền tảng Builder dành cho người không biết 1 chút gì về code website (HTML, CSS,…) tự xây được 1 website hoàn chỉnh như maicaoduong.com.
Thrive Theme tập trung chuyển đổi và tất cả trong 1 (Plugin và giao diện cùng 1 nhà phát triển Thrivetheme – tinh gọn, tối giản): thiết kế tới Marketing, bán hàng phía sau. Đã đáp ứng được các yêu cầu:
- Tập trung chuyển đổi để Kiếm tiền Online 2025 từ Affilate
- Bán khóa học Online 2025 trực tiếp
- Tạo website thương mại điện tử.
Nói chung làm được hầu hết các yêu cầu và liên tục cập nhật phù hợp với người dùng. Hơn nữa, khi chọn đơn vị này, Dương cũng mở mang rất nhiều kiến thức về Nghệ thuật Marketing, Bán hàng đỉnh cao của họ. Thành quả nhận được là: tự xây dựng được website wordpress từ trang giấy trắng khi không biết code.
Đánh đổi về thời gian trải nghiệm, tự vọc vạch, ít cộng đồng hỗ trợ như bên đơn vị khác, nhưng thực sự Đáng giá với công sức, tiền bạc và thời gian bỏ ra.
Tới đây, Dương cũng Khuyên bạn nên chọn 1 đơn vị cung cấp và tập trung trải nghiệm và khai thác hết kiến thức của nền tảng đơn vị đó cung cấp. Như vậy bạn mới làm chủ và tự xây dựng website wordpress 1 cách chủ động được.
Tóm tắt bài học này:
- Ít thay đổi giao diện, dùng ít website (không phải dân chuyên IT): nên chọn theme, plugin trả phí.
- Cài đặt Ít nhất và chọn lọc Plugin uy tín – tránh xung đột và nặng website.
Tối giản và tập trung
Ngẫm lại, Dương chỉ dùng 20% trong các công cụ và nền tảng để phát triển website. Lúc đầu, cứ nghĩ (tưởng tượng) cái gì mình cũng làm, cái gì cũng hiển thị ra hết: thật cồng kềnh và tỏ vẻ nguy hiểm.

Sau thời gian cùng với mức độ đo hiệu quả ở Tương tác về mặt SEO, traffic và chuyển đổi. Dương thấy mình dùng tối đa 20% sức mạnh và công cụ đang có: nghiệm theo nguyên lý Pareto 80/20.
Không giấu gì bạn, Dương thay đổi giao diện và cấu trúc nội dung của Blog này thường xuyên: dường như ngày nào cũng vào chỉnh sửa. Ví von như kiểu đẽo thỏi kim cương vậy: suốt ngày mài giũa. Thời điểm đầu thì cứ bày ra, chẳng cái gì nó gọn gàng cả, càng ngày kiến thức và kinh nghiệm tốt hơn, Dương cải thiện nội dung và giao diện phù hợp với mình nhất: cảm thấy ưng ý.
Chức năng của theme đủ để “làm màu” bóng bẩy, tuy nhiên: tối giản và tập trung Dương thấy là Tốt nhất.
Ưu điểm:
- Phù hợp mọi đối tượng về mặt giao diện: ai cũng dễ dùng, không quá nổi bật nhưng ưa nhìn – trải nghiệm đơn giản và đúng thứ người dùng cần.
- Nhẹ website hơn khi tải trang: tốc độ tải tốt hơn, tốt cho SEO và trải nghiệm người dùng.
- Dễ dàng quản lý tất cả trong 1 và theo cách Logic nhất có thể cho người quản trị nội dung. Giờ chỉ cần phát triển content chất lượng là OK.
Với phong cách tối giản này, Dương học được chính từ các hãng, các đơn vị bán hàng thời trang quần áo. Dễ dàng trải nghiệm cho người dùng, tập trung vào chuyển đổi thực sự cần cho người bán.
Như thế tốt cho cả 2: giữa người dùng và người sở hữu website (người bán).

Sau quá trình 2 năm trải nghiệm thay đổi và tối ưu, Dương chọn được phong cách này. Giờ đây, chỉ tập trung vào kỹ năng và chuyên môn của mình là Google Ads.
Đồng thời bán khóa học, kiếm tiền online từ website cùng chăm sóc khách hàng quy trình đóng kín của 1 doanh nhân tự lập Solopreneur.
Kết luận
Dẫu mục đích của bạn như thế nào, nếu bạn có thời gian, quan tâm tới thiết kế, sở hữu website wordpress Dương có vài lời khuyên:
- Cứ trải nghiệm và cải thiện từng ngày: không bổ ngang thì bổ dọc – không mục đích chuyển đổi tối thiểu cũng cho bạn những kiến thức xung quanh việc tạo website.
- Website gắn liền với thời đại và công nghệ: liên tục cập nhật, liên tục thay đổi phù hợp với trải nghiệm người dùng. Sẽ không có chuyện cố định kiến thức và chỉ dừng lại ở việc làm được website, muốn tiến xa hơn cần học hỏi từng ngày.
- Dẫu là người tay ngang (không biết gì về code) hãy đặt tâm thế: tạo website chuyên nghiệp sẽ giúp bạn đạt được mục đích và đam mê hơn, kiên trì hơn với thiết kế website. Học hỏi, thực hành liên tục là cách duy nhất giúp bạn chuyên nghiệp hơn.
- Hãy coi website là nơi giao tiếp với khách hàng, người dùng bạn hướng tới: liên tục đổi mới để mời chào ghé thăm, trái ngọt chuyển đổi kiếm tiền từ website wordpress 2025 sẽ ngọt ngào hơn mong đợi.
- Để làm trở thành Freelancer thiết kế website thuê, bạn cần lao động: học hỏi, thực hành tính bằng năm chứ đừng tính bằng giờ. Bởi đó là 1 nghề, thợ lành nghề không ai dưới 1 năm tự mãn mình lành nghề cả.
Những trải nghiệm trên có thể người mới (chưa hoặc mới) chưa cảm hết, hy vọng giúp ích cho bạn có cái nhìn tổng quan, tạm gọi là nguồn tham khảo. Chúc bạn nhiều sức khỏe và thành công.